Không khí ở các thành phố nghèo nhất thế giới ngày càng bị ô nhiễm


Hơn 80% người dân sống ở các khu vực đô thị phải tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn của WHO. ĐÚng là tất cả các khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng tuy nhiên người dân ở các thành phố nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo cơ sở dữ liệu chất lượng không khí đô thị mới nhất, 98% thành phố ở các nước có thu nhập thấp và trung bình với hơn 100 000 cư dân phải tiếp xúc với không khí không đáp ứng được các hướng dẫn tiêu chuẩn về chất lượng không khí của WHO. Tuy nhiên, ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ này giảm xuống còn 56%.
Trong hai năm qua, cơ sở dữ liệu - hiện bao gồm 3000 thành phố ở 103 quốc gia - đã tăng gần gấp đôi, với nhiều thành phố đo mức độ ô nhiễm không khí và nhận thức được các tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Chất lượng không khí đô thị giảm làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và các bệnh hô hấp mãn tính và cấp tính, hen suyễn cho những người sống ở đó.

Tiến sĩ Flavia Bustreo, Trợ lý Tổng giám đốc WHO, Gia đình, Phụ nữ và Sức khỏe trẻ em bày tỏ quan điểm: “Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong. Rất đáng mừng, nhiều thành phố đang tăng cường theo dõi chất lượng không khí, vì vậy khi họ thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng, họ có các tiêu chuẩn. Khi không khí bẩn làm cho các thành phố của chúng ta trở thành nơi dễ bị ảnh hưởng nhất thì người già và trẻ nhỏ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất”
Các xu hướng ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu
WHO so sánh tổng cộng 795 thành phố ở 67 quốc gia về mức độ hạt bụi nhỏ và hạt bụi mịn (PM10 và PM2.5) trong giai đoạn 5 năm 2008-2013. PM10 và PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm như sulfat, nitrat và carbon đen, xâm nhập sâu vào phổi và vào hệ thống tim mạch, gây ra những rủi ro lớn đối với sức khỏe con người. Sau đó họ phân tích các dữ liệu để đưa ra các xu hướng trong khu vực.

Xu hướng chính từ 2008-2013:

• Mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu tăng 8%, bất chấp sự cải thiện ở một số khu vực.
• Nhìn chung, mức độ ô nhiễm không khí đô thị thấp nhất ở các nước thu nhập cao, chủ yếu là ở châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Thái Bình Dương.
• Mức độ ô nhiễm không khí đô thị cao nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình ở các khu vực Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á của WHO, với mức trung bình hàng năm thường vượt quá 5-10 lần giới hạn theo hướng dẫn của WHO, tiếp theo là các thành phố thu nhập thấp ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
• Ở các khu vực Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á và các nước có thu nhập thấp ở khu vực Tây Thái Bình Dương, mức độ ô nhiễm không khí đô thị đã tăng hơn 5% trong hơn 2/3 các thành phố.
• Trong khu vực châu Phi dữ liệu ô nhiễm không khí đô thị của vẫn còn rất ít, tuy nhiên dữ liệu có sẵn cho thấy mức độ hạt (PM) trên mức trung bình. Hiện nay cơ sở dữ liệu bao gồm các phép đo PM cho các thành phố, có số lượng thành phố gấp hơn hai lần so với các cơ sở dữ liệu trước.

Giảm tác động xấu đến sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí ngoài trời, do nồng độ hạt bụi nhỏ và hạt mịn cao là yếu tố môi trường có ảnh hưởng xấu nhất đối với sức khỏe - gây ra hơn 3 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm.

Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc WHO, Bộ Y tế công cộng, Các yếu tố môi trường và xã hội của Y tế cho biết “Ô nhiễm không khí đô thị tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động, phá hủy sức khỏe con người. Đồng thời, nhận thức đang tăng lên và nhiều thành phố đã bắt đầu theo dõi chất lượng không khí của họ. Khi chất lượng không khí được cải thiện, bệnh đường hô hấp và bệnh tim mạch trên toàn cầu sẽ giảm. ”

Hầu hết các nguồn ô nhiễm không khí ngoài trời đô thị đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân và yêu cầu hành động từ các thành phố, cũng như các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế để tăng cường vận tải, sản xuất năng lượng và quản lý chất thải sạch hơn và hiệu quả hơn.
Hơn một nửa số thành phố được theo dõi giám sát chất lượng không khí ở các nước có thu nhập cao và hơn 1/3 ở các nước thu nhập thấp và trung bình giảm mức độ ô nhiễm không khí của họ xuống hơn 5% trong 5 năm.
Các biện pháp chiến lược sẵn có và chi phí thấp như giảm phát thải khói bụi khí công nghiệp, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời và gió, và ưu tiên các tuyến đường vận tải nhanh, đi bộ và đi xe đạp ở các thành phố.

"Điều quan trọng đối với chính quyền thành phố và quốc gia là ưu tiên cho sức khỏe và phát triển về chất lượng không khí đô thị ", Tiến sĩ Carlos Dora của WHO cho biết. “Khi chất lượng không khí được cải thiện, chi phí y tế từ các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí giảm, năng suất lao động và tuổi thọ tăng lên. Giảm ô nhiễm không khí cũng giúp cho vấn đề biến đổi khí hậu, điều này có thể trở thành một phần của các cam kết của quốc gia đối với hiệp ước khí hậu. ”
Trong Hội nghị Y tế Thế giới, ngày 23-28 tháng 5, các Quốc gia thành viên sẽ thảo luận một lộ trình cho một ứng phó toàn cầu nâng cao đối với các ảnh hưởng bất lợi của ô nhiễm không khí.
Hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO đưa ra hướng dẫn toàn cầu về ngưỡng và giới hạn cho các chất gây ô nhiễm không khí chính gây rủi ro cho sức khỏe. Hướng dẫn chỉ ra rằng bằng cách giảm ô nhiễm vật chất dạng hạt (PM10) từ 70 đến 20 microgam trên mét khối (μg / m), tử vong do ô nhiễm không khí có thể giảm khoảng 15%.

Hướng dẫn chất lượng không khí xung quanh của WHO
PM2.5
10 μg / m3 trung bình hàng năm
25 μg / m3 trung bình 24 giờ
PM10
20 μg / m3 trung bình hàng năm
50 μg / m3 trung bình 24 giờ

Để lại một bình luận