Chứng mất ngủ đến từ đâu? Ô nhiễm không khí dẫn tới 60% nguy cơ mất ngủ

NO2 và PM 2,5 đều là tác nhân gây ra mất ngủ thường xuyên.

Những người sống trong các khu vực có ô nhiễm không khí cao có khả năng bị mất ngủ tới 60%.

Chúng ta đều biết rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến phổi và tim của bạn hoặc nghiêm trọng hơn là gây ra một vài chứng mất trí. Bây giờ ô nhiễm không khí cũng được chứng minh gây ra tình trạng mất ngủ theo một nghiên cứu được trình bày hôm nay tại cuộc họp của Hội ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society).

Nghiên cứu tiến hành điều tra 1.863 người dân Mỹ về tác động của NO2 và hạt bụi mịn PM 2.5 lên tình trạng mất ngủ của mọi người. Cả hai nhân tố này được thải ra từ các phương tiện giao thông, và có nồng độ cao nhất ở những trục đường lớn đông người qua lại.

Những người tham gia nghiên cứu tiếp xúc với mật độ ô nhiễm không khí được ước tính qua dữ liệu từ thiết bị đo chất lượng không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Dữ liệu được tính toán trong suốt 1 năm và được đo trong vòng 5 năm. Những người tham gia cũng đeo một thiết bị đo ở cổ tay để đo chuyển động của họ trong khi ngủ.

Những người tiếp xúc với NO2 nhiều nhất trong thời gian 5 năm có nguy cơ mất ngủ lớn hơn 60%. Những người tiếp xúc với PM 2,5 nhiều nhất có nguy cơ ngủ gần 50%.

Nghiên cứu cũng tính đến cả yếu tố độ tuổi, cân nặng, hoặc đến trường hợp những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnoea), sự khác nhau về dân tộc, thu nhập, tình trạng hút thuốc và mức độ sang trọng tại khu vực họ sống.

"Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và phổi, cũng như chức năng hô hấp. Tuy nhiên, ít chỉ ra được ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không", tác giả của nghiên cứu, ông Martha Billings thuộc Đại học Washington cho biết.

Cũng theo ông Billings, người ta cho rằng ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giấc ngủ bằng cách gây kích ứng, làm sưng và tắc nghẽn đường hô hấp. Hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của não đảm nhận chức năng khi thở và ngủ.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đây là một kết nối lâu dài, và không thể được chỉ ra từ dữ liệu là việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn có thể làm gián đoạn giấc ngủ hay không.

Billings nói thêm: “Những phát hiện mới này cho thấy mức độ ô nhiễm không khí có khả năng không chỉ ảnh hưởng đến bệnh tim và phổi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ”.

Trả lời