7 sự thật gây sốc về ô nhiễm không khí

Theo một nghiên cứu mới đây, ô nhiễm không khí là hình thức ô nhiễm nguy hiểm nhất, giết chết hàng triệu người mỗi năm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME), các hệ quả của ô nhiễm không khí cũng làm trầm trọng hơn thiệt hại về kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đô la trên toàn thế giới, số tiền đến từ thu nhập của những lao động tử vong sớm do ô nhiễm không khí gây ra.

92%
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 9 trên 10 người trên thế giới (92%), đang phải sống ở những nơi ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn an toàn.

Hiểm họa thứ 4
Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn thứ tư đối với sức khỏe con người, sau bệnh cao huyết áp, ăn kiêng không đúng cách và hút thuốc.
Những rủi ro về sức khỏe khi hít thở không khí bẩn bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi mãn tính và ung thư phổi.

6,5 triệu
Dữ liệu của WHO ước tính có khoảng 6,5 triệu ca tử vong trên thế giới là do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong năm 2012, con số này lớn hơn 11,6% tổng số ca tử vong toàn cầu - nhiều hơn số người chết do HIV / AIDS, lao và tai nạn giao thông gộp lại.

94%
Hầu hết các trường hợp tử vong (94%) liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, WHO cho biết.
Các bộ phận của châu Phi, Đông Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông là những nơi nguy hiểm lớn nhất trong khu vực.
Theo WHO, hơn 1 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra ở Trung Quốc và hơn 600.000 ca ở Ấn Độ vào năm 2012. Nhưng các quốc có số người tử vong nhiều nhất là ở Đông Âu. Chỉ trong thành phố ở Ukraine đã có 120 người chết trên 100.000 dân theo số liệu năm 2012.

225 tỷ đô la
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) đã tính toán chi phí cho ô nhiễm không khí. Chỉ ra rằng ô nhiễm không khí dẫn đến một trong 10 ca tử vong năm 2013, điều này làm cho nền kinh tế toàn cầu mất khoảng 225 tỷ đô la trong thu nhập từ lao động bị mất.

PM2.5
Các hạt nhỏ, được gọi là PM2.5, có đường kính dưới 2,5 micromet và có thể thâm nhập sâu vào phổi và hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

10mcg
Các hướng dẫn của WHO cho biết nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm phải dưới 10 microgam (mcg) trên một mét khối, nhưng phần lớn dân số thế giới đang sống trong các khu vực vượt quá giới hạn này.

"Lời kêu gọi hành động"
Các tác giả trong báo cáo đã đưa ra "lời kêu gọi hành động khẩn cấp" cho các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới. Tiến sĩ Chris Murray, Giám đốc IHME cho biết: “Trong tất cả các tác nhân khác nhau dẫn tới tử vong sớm, có một yếu tố là không khí chúng ta hít thở, nhân tố mà con người khó có thể kiểm soát. Các nhà hoạch định chính sách trong các cơ sở y tế và môi trường, cũng như các nhà lãnh đạo các ngành công nghiệp khác nhau đang phải đối mặt với nhu cầu và kỳ vọng ngày càng tăng về việc giải quyết vấn đề này. ”

Để lại một bình luận