Các chuyên gia cho rằng việc tiếp xúc thường xuyên với mức độ ô nhiễm không khí thấp vẫn có thể gây ra những dấu hiệu ở tim tương tự như những thay đổi trong giai đoạn đầu của bệnh suy tim.
Một nghiên cứu đã theo dõi 4.000 người ở Anh và nhận thấy những người sống trên những con đường sầm uất, đông đúc có trái tim lớn hơn so với những người sống ở những khu vực ít ô nhiễm hơn mặc dù trong thực tế mọi người trong nghiên cứu này chỉ tiếp xúc mức độ ô nhiễm thấp hơn các hướng dẫn của Vương quốc Anh.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi chính phủ đẩy nhanh quá trình giảm ô nhiễm không khí.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ trường đại học Queen Mary London, đã phân tích dữ liệu sức khỏe của những người không có vấn đề về tim mạch và tham gia nghiên cứu Biobank ở Vương quốc Anh, bao gồm kích thước, trọng lượng và chức năng của tim
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét mức độ ô nhiễm trong các khu vực họ sống.
Nghiên cứu này đã tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiếp xúc với mức độ ô nhiễm và kích thước tâm thất phải và trái - các buồng bơm quan trọng của tim, tiếp xúc với mức độ ô nhiễm càng cao thì tâm thất trái và phải càng lớn.
Cứ mỗi microgram PM2.5 (bụi mịn) thêm vào một mét khối không và mỗi 10 microgram nitơ đioxyt thêm vào mỗi mét khối không khí, kích thước tim sẽ to thêm khoảng 1%.
Theo tiến sĩ Nay Aung, người đứng đầu phân tích dữ liệu của nghiên cứu, cho biết “Những thay đổi này có thể so sánh với việc tim không hoạt động liên tục hoặc huyết áp cao”.
"Các bác sĩ và mọi người đều cần phải nhận thức được sự tiếp xúc với không khí ô nhiễm khi họ nghĩ về sức khỏe tim mạch, giống như họ nghĩ về huyết áp, cholesterol và cân nặng của họ".
Mặc dù các địa điểm chính xác nơi mọi người sống không được đưa vào nghiên cứu, hầu hết đều nằm ngoài các thành phố lớn của Anh và tất cả những nơi đó đều có ô nhiễm không khí PM2.5 dưới mức giới hạn hiện tại của Anh.
Trong nghiên cứu này, mức tiếp xúc trung bình hàng năm đối với PM2.5 dao động từ 8 đến 12 microgam trên một mét khối.
Con số này thấp hơn mức giới hạn của Anh là 25 microgam trên một mét khối nhưng gần với giới hạn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là 10 microggam trên một mét khối.
Sự ô nhiễm hạt mịn này đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch.
Sự tiếp xúc với nitơ dioxit trong nghiên cứu dao động từ 10-50 microgam trên mét khối - giới hạn của Anh và WHO là 40 microgam trên một mét khối.
Tiến sĩ Aung cho biết những thay đổi trong tim là nhỏ và có khả năng hồi phục.
Tuy nhiên ông cho biết thực tế bất kỳ sự thay đổi nào đều có thể phát hiện được cho dù mức độ ô nhiễm không khí thấp vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
"Nếu bạn nghĩ rằng mức độ ô nhiễm không khí hiện tại là an toàn, thì theo lý thuyết chúng ta không thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào", tiến sĩ Aung nói thêm.
Tổ chức Tim mạch Anh, đồng tài trợ cho nghiên cứu, cho biết những phát hiện này đã thúc giục các cơ quan y tế và chính phủ cần hành động nhanh hơn để cải thiện chất lượng không khí.
Giáo sư Jeremy Pearson, phó giám đốc y tế của BHF, cho biết: "Mọi người không thể chuyển nhà để tránh ô nhiễm không khí - chính phủ và các cơ quan công phải hành động ngay bây giờ để đảm bảo mọi khu vực đều an toàn và bảo vệ dân chúng khỏi những ảnh hưởng này. "
Giáo sư Pearson cũng kêu gọi chính phủ áp dụng các hướng dẫn về ô nhiễm không khí của WHO.
"Những hướng dẫn này được quy định trong luật cũng sẽ giúp cải thiện cuộc sống của những người hiện đang sống chung với bệnh tim và tuần hoàn, vì chúng ta biết rằng họ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí", ông nói thêm.
Một hạn chế của nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Circulation, là nó không thể chứng minh mối liên hệ nhân quả giữa ô nhiễm không khí và kích thước tim tăng.
Nghiên cứu này cũng không thể chỉ ra có bao nhiêu người trong nghiên cứu có tim to lên sẽ mắc bệnh tim.
Giáo sư Kevin McConway, giáo sư danh dự về số liệu thống kê ứng dụng tại Đại học Mở, người không tham gia nghiên cứu, cho biết nghiên cứu đã cung cấp "bằng chứng khá vững chắc" về mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm và những thay đổi ở tim.
Tuy nhiên ông nói bằng chứng này chưa thể tiết lộ cho chúng tôi mọi thứ".
"Bệnh tim bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố - hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống, tập thể dục, vị trí xã hội, và nhiều hơn nữa", ông nói.
"Giả sử rằng những người có sức khỏe tim mạch ngày càng giảm sút vì một số trong những yếu tố này cũng có nhiều khả năng là họ sống ở những nơi ô nhiễm không khí cao.
"Điều đó có thể cho thấy mối tương quan giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch, ngay cả khi chính ô nhiễm không ảnh hưởng trực tiếp đến tim."
'Nguy cơ môi trường hàng đầu'
Một phát ngôn viên của Sở Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn cho biết: "Ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường hàng đầu đối với sức khỏe con người ở Anh, và đòi hỏi phải có hành động của các tổ chức, các tập thể cùng chung tay giải quyết nó. "Chúng tôi đã đưa ra kế hoạch 3,5 tỷ bảng để giảm phát thải khí độc hại và Chiến lược không khí sạch của chúng tôi sẽ khiến chúng tôi trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên hướng tới các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về phát thải khói bụi.
Năm cách để tránh ô nhiễm
• Tránh đi đường đông đúc vì lưu lượng giao thông nhiều nhất thì có mức độ ô nhiễm cao nhất
• Đi đường phụ - những đường này sạch hơn vì lưu lượng di chuyển ít hơn nhiều
• Chú ý đến các điểm phát khí thải - như động cơ thường vẫn hoạt động tại các trạm giao thông, đặc biệt là xung quanh đèn giao thông.
• Khi đi lên một ngọn đồi luôn luôn đi phía bên
• Mặt nạ cơ bản không thể bảo vệ toàn diện, trong khi các loại mặt nạ phòng lại hơi cồng kềnh. Các tốt nhất được các nhà khoa học đưa ra là tránh những con đường đông đúc.