Câu hỏi 1: Ô nhiễm không khí gây ra những hậu quả gì cho sức khỏe?
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh hô hấp và tim. Tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí trong cả thời gian ngắn và dài đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người đã bị bệnh bị tác động nghiêm trọng hơn. Trẻ em, người già và người nghèo dễ bị ảnh hưởng hơn.
Câu hỏi 2: Ô nhiễm không khí có hại như thế nào?
Ô nhiễm không khí là một vấn đề môi trường lớn ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người.
Dù ở Manila, Sao Paolo hay London, ô nhiễm không khí là vấn đề xuất phát từ khói thải của xe cộ, đốt nhiên liệu trong hộ gia đình hoặc khí thải nhà máy. Ước tính trên thế giới mỗi năm 2 triệu người chết do ô nhiễm không khí. Hơn một nửa trong số đó sống ở các nước đang phát triển.
Khi tiếp xúc với các vật chất dạng hạt (PM) và Ozone (O3) những rủi ro về sức khỏe ở các nước phát triển và đang phát triển là như nhau.
Tổ chức Y tế Thế giới đang hợp tác với mọi quốc gia trên toàn cầu để giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện nay và nỗ lực đạt được các tiêu chuẩn mới về chất lượng không khí được đề xuất.
Câu hỏi 3. Các thành phố nào ô nhiễm nhất trên thế giới?
Thật đáng tiếc là chưa có cơ sở dữ liệu toàn diện cho tất cả các quốc gia trên thế giới để trả lời chính xác cho câu hỏi này. Chúng ta cũng có thể nghi ngờ rằng ở nhiều thành phố có mức độ ô nhiễm cao không có hệ thống giám sát, do đó việc đánh giá như vậy sẽ không khách quan. Tuy nhiên, dữ liệu có sẵn cho biết một số thành phố ở châu Á (Karachi, New Delhi, Katmandu, Bejing), các thành phố Mỹ Latinh (Lima, Arequipa), và châu Phi (Cairo) có mức độ ô nhiễm không khí rất cao.
Cần nhấn mạnh rằng mối quan tâm về sức khỏe không chỉ giới hạn ở những thành phố ô nhiễm nhất: ngay cả ở các thành phố sạch hơn của châu Âu hoặc Bắc Mỹ, nơi mức độ PM thấp hơn 3-5 lần so với các thành phố ô nhiễm nhất sức khỏe con người vẫn bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
Câu hỏi 4: Nồng độ các vật chất dạng hạt đặc biệt cao ở những khu vực/ quốc gia và thành phố nào trên thế giới?
Như thường lệ, các nước đang phát triển phải gánh chịu những rủi ro về sức khỏe do ô nhiễm không khí lớn nhất. Việc thiếu kiến thức về các ảnh hưởng đến sức khỏe từ ô nhiễm là một trở ngại lớn trong việc xác định các hành động và huy động các nguồn lực địa phương và quốc tế.
Câu hỏi 5: WHO cho rằng chỉ cần giảm PM10 là có thể giảm tới 15% số lượng người tử vong ở các thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kể từ sau lời kêu gọi, lượng vật chất dạng hạt (PM) có giảm không?
Bằng cách giảm thiểu ô nhiễm vật chất từ 70 đến 20 microgam trên mét khối như trong Hướng dẫn mới, chúng tôi ước tính rằng số người chết liên quan đến chất lượng không khí có thể giảm khoảng 15% và bằng giảm mức độ ô nhiễm không khí, chúng tôi có thể giúp các quốc gia giảm gánh nặng bệnh tật do nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim và ung thư phổi. Ngoài ra, các hành động nhằm giảm tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí cũng sẽ cắt giảm lượng khí thải gây biến đổi khí hậu và tạo ra lợi ích sức khỏe khác.
Câu hỏi 6: Kể từ khi thiết lập Hướng Dẫn, chất lượng không khí, đặc biệt là ở các thành phố lớn có được cải thiện không?
Hầu hết các hoạt động cần thiết để giảm mức độ ô nhiễm đòi hỏi các hành động và cam kết lâu dài. Trong vòng một hoặc hai năm sau công bố Hướng dẫn của WHO thì quá sớm để mong đợi mức độ ô nhiễm giảm đáng kể. Từ dữ liệu có thể truy cập, chúng ta có thể thấy rằng các mức độ ô nhiễm hiện nay thấp hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ở những vùng có thể có mức ô nhiễm khá cao lại không có hệ thống giám sát chất lượng không khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Câu hỏi 7: Kể từ năm 2005 đã có bất kỳ hướng dẫn mới hoặc các tài liệu nào về tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe chưa?
Các hướng dẫn toàn cầu năm 2005 là những tài liệu cập nhật nhất cung cấp các bằng chứng khoa học mới nhất. Các Hướng dẫn này đặt chất lượng không khí với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người khỏi những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
Các ấn phẩm khác bao gồm:
Hồ sơ quốc gia về gánh nặng bệnh tật liên quan đến môi trường:
http://www.who.int/quantifying_ehimpacts/countryprofiles/en/index.html
Câu hỏi 8: Những tác động đến sức khỏe cộng đồng là gì?
Sức khỏe cộng đồng nhận thức được ô nhiễm không khí là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Ô nhiễm không khí kết hợp với các yếu tố tự nhiên và xã hội tạo ra gánh nặng bệnh tật ở những nơi kém phát triển.
Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu nằm ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân và vấn đề này yêu cầu hành động từ chính quyền công ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ngành y tế có thể đóng vai trò trung tâm trong việc tiếp cận đa ngành phòng ngừa tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Ngành y tế có thể tham gia và hỗ trợ các lĩnh vực liên quan khác (giao thông, nhà ở, năng lượng sản xuất và công nghiệp) trong việc phát triển và thực hiện các chính sách dài hạn giảm thiểu rủi ro của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe.
Câu hỏi 9: WHO đối phó với các ảnh hưởng ô nhiễm không khí đối với sức khỏe như thế nào?
Chức năng chính của WHO là xác định những chất gây ô nhiễm không khí có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người.
Điều này giúp các quốc gia thành viên tập trung vào cách hiệu quả nhất để ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro. Nhiệm vụ của WHO là xem xét và phân tích các bằng chứng khoa học được tích lũy và dựa trên lời khuyên của chuyên gia để rút ra kết luận về mức độ rủi ro.
Các Hướng Dẫn Về Chất Lượng Không Khí của WHO có sẵn tại:
http://www.who.int/phe/health_topics/outdoorair_aqg/en/index.html
Toàn văn của Các Hướng Dẫn bao gồm tài liệu nền có sẵn trên:
http://www.euro.who.int/InformationSources/Publications/Catalogue/20070323_1
Tờ thông tin: http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs313/en/index.html
Câu hỏi 10. Các Hướng Dẫn Về Chất Lượng Không Khí giúp các nước thành viên như thế nào?
Các Hướng Dẫn Về Chất Lượng Không Khí của WHO (AQGs) được soạn thảo để sử dụng trên toàn thế giới tuy nhiên đã được phát triển thêm để hỗ trợ các hành động giúp chất lượng không khí lành mạnh trong các hoàn cảnh khác nhau, biết được nhu cầu của mỗi quốc gia để thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí riêng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho công dân dựa trên hoàn cảnh của từng quốc gia. Các hướng dẫn cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và đưa ra các mục tiêu phù hợp cho các tùy chọn chính sách để quản lý chất lượng không khí ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Câu hỏi 11. Các nước đang đối mặt với những trở ngại và thách thức gì đang ngăn cản sự hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí?
Ô nhiễm không khí kết hợp với các yếu tố tự nhiên và xã hội tạo ra gánh nặng bệnh tật ở những nơi kém phát triển. Điều này tạo nên sự không bằng giữa nhóm nước đã phát triển và đang phát triển.
Thông thường, gánh nặng sức khỏe lớn nhất liên quan đến ô nhiễm không khí được quan sát thấy ở các nước đang phát triển, đang phải đấu tranh với nhiều vấn đề nghèo đói và thiếu thốn trong xã hội.
Gánh nặng sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà do đốt nhiên liệu rắn có thể giảm nhờ sự cải tiến bếp ăn. Hỗ trợ về thông tin, giáo dục và kỹ thuật trên đây là điều cần thiết nếu gánh nặng sức khỏe đối với trẻ em và phụ nữ giảm.
Ở nhiều nước đang phát triển, cân nhắc lượng phát thải ô nhiễm trong quy hoạch đô thị, đun nấu sưởi ấm trong nhà, sản xuất năng lượng và phát triển giao thông vận tải vẫn chưa hẳn là việc làm phổ biến. Sự thiếu hiểu biết về các ảnh hưởng sức khỏe mà ô nhiễm gây ra, hoặc quá cường độ nó lên là lớn những trở ngại trong việc xác định các hành động và huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế. Đồng thời, các việc làm tương đối đơn giản như cải tiến bếp lò hoặc thiết bị sưởi ấm có thể làm giảm tiếp xúc của con người với ô nhiễm một cách triệt để, có lợi cho sức khỏe với chi phí thấp.