HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ (MTKK) Ở VIỆT NAM: BỤI VẪN LÀ TÁC NHÂN Ô NHIỄM CHỦ YẾU


MTKK ĐÔ THỊ
    Tại các đô thị, ô nhiễm do bụi vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất và chưa được cải thiện so với giai đoạn từ 2003 - 2007. Nồng độ các thông số bụi (bụi mịn và bụi lơ lửng tổng số) có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt tại các trục giao thông và tuyến đường chính ở các đô thị lớn. Các khu công trường xây dựng cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm bụi và phạm vi ô nhiễm chủ yếu là cục bộ. Kết quả đo cho thấy, số ngày có giá trị bụi PM10, PM2,5 vượt QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt tại các trạm ven đường giao thông.
Bên cạnh đó là vấn đề bụi mịn, yếu tố có tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe người dân. Tỷ lệ bụi mịn (PM2,5 và PM1) ở nước ta khá cao, đặc biệt ghi nhận vào những ngày nhiệt độ thấp hoặc không khí khô.
    Phần lớn các thông số ô nhiễm khác (NO2, SO2, CO và chì) vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và ô nhiễm thường mang tính cục bộ.

MTKK QUANH KHU VỰC SẢN XUẤT
    Tương tự khu đô thị, vấn đề nổi cộm ở các khu vực sản xuất là ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi lơ lửng tổng số tại nhiều điểm quan trắc quanh các khu công nghiệp vượt quy chuẩn trung bình 24 giờ và trung bình năm.
    Năm 2011 là năm ghi nhận xung quanh các khu công nghiệp, khu sản xuất bị ô nhiễm bụi nặng hơn cả. Đến năm 2012, bức tranh MTKK được cải thiện đáng kể tuy nhiên mức độ ô nhiễm giảm được lý giải do nhiều nhà máy công nghiệp ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng từ hệ lụy khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp như ngành khai khoáng, nhiệt điện, xi măng…đang hoạt động vẫn tiếp tục phát thải vào MTKK một lượng bụi lớn.

     Trong tháng 6 vừa qua, kết quả đo chất lượng không khí từ 17 trạm quan trắc của PURITRAK đặt khắp các quận huyện tại Hà Nội cho thấy chất lượng không khí tại đây đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.



Trả lời