Trong một nhà kho nhỏ có mái và tường bằng tôn, Rosie đang dùng củi gỗ để nấu các món ăn truyền thống của Fiji bằng những cái liễn và nồi lớn. Các món ăn này được chế biến từ các nguyên liệu như cá tươi ướp, khoai môn và sữa dừa.
Cô dung một ngọn lửa nhỏ hơn để đốt cháy một miếng nhựa, để cho giọt nhựa nóng chảy xuống gỗ. Cô dùng nhựa để mồi lửa mỗi ngày, ba lần một ngày.
"Tôi bắt đầu có vấn đề về hô hấp, ho, đau đầu," Rosie nói, sau khi nhận thấy rằng nó đã làm cho đôi mắt của cô ấy đẫm lệ.
Nhưng bất chấp những tác động về sức khỏe mà cô đang phải chịu, nhựa chỉ đơn giản là “dễ đốt, dễ tìm hơn và rẻ hơn nhiều” so với bất kỳ loại nhiên liệu có sẵn nào khác.
Đây là một trong nhiều cảnh nổi bật trong ‘A Plastic Ocean’, một bộ phim tài liệu nghiên cứu sâu về vấn đề ô nhiễm nhựa ở các đại dương.
Dễ nhận thấy rằng nhựa rất dễ tìm ở Fiji, hòn đảo Rosie sống. Đến năm 2050, Liên Hợp Quốc dự đoán rằng nếu chúng ta không thay đổi hành vi và ngừng sử dụng các vật dụng bằng nhựa không tái chế thì sẽ có nhiều nhựa hơn cá trong các đại dương trên thế giới.
Thói quen hàng ngày của Rosie đưa đến cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về bề nổi của tảng băng trôi - một đánh giá khoa học cho thấy 12% rác thải đô thị chứa nhựa và 40% các loại rác thải của thế giới bị đốt cháy.
Ở nhiều nơi trên thế giới, nhựa bị đốt cháy công khai, tạo ra nhiều chất đe dọa sức khỏe, bao gồm dioxin, furan, thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCBs) và hydrocacbon polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs).
Phthalates là chất hóa học được thêm vào nhựa để tạo ra tính mềm dẻo và linh hoạt. Đây cũng là những chất gây rối loạn nội tiết, liên quan đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe, từ các vấn đề sinh sản và các ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh đến các triệu chứng dị ứng và hen suyễn.
Tiếp xúc thời gian dài với các khí và chất có tính độc hại cao này có thể gây ung thư và tổn thương thần kinh và làm gián đoạn hệ thống sinh sản, tuyến giáp và hô hấp.
Ngoài các hạt mịn, nhựa đốt cũng thải ra carbon đen, góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người - bao gồm 7 triệu người trên khắp thế giới chết vì tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí mỗi năm.
“Chúng ta cần phải làm rõ rằng chúng ta không tẩy chay nhựa. Xem xét tất cả, nhìn vào bất kỳ bệnh viện nào và chúng ta có thể thấy nhựa cũng đang cứu vô số người. Polyme là một phần quan trọng trong cuộc cách mạng năng lượng sạch, tái tạo và nhựa có thể giúp cắt giảm đáng kể chất thải thực phẩm thông qua bảo quản và làm lạnh. Vấn đề không phải là nhựa.” Giám đốc điều hành của Liên Hợp Quốc, Erik Solheim nói trong Ngày Môi trường Thế giới 2018.
Tuy nhiên những tác động tiêu cực về sức khỏe của nhựa từ việc sản xuất đến tiêu hủy đang khiến ngành y tế cần phải kiểm tra kĩ và sát sao hơn trong việc sử dụng một số loại nhựa nhất định.
Ví dụ, PVC, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị y tế, có thể gây hại cho sức khỏe vì cả việc sản xuất và tiêu hủy bằng cách đốt có thể thải các chất gây ô nhiễm đặc biệt, bao gồm các tác nhân gây ung thư như dioxin.
Theo Healthcare Without Harm, ngày càng nhiều bệnh viện, hệ thống y tế, cộng đồng và nhà sản xuất trên khắp thế giới không sử dụng PVC trong các thiết bị y tế và các sản phẩm khác.
Chỉ đạo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới về Quản lý An toàn Chất thải từ Hoạt động Y tế cũng khuyến nghị chuyển sang các sản phẩm không phải PVC khi có thể, cũng như sử dụng các phương pháp không đốt để khử trùng và tiêu hủy chất thải PVC. Khi đốt thì phải phải tuân thủ các hướng dẫn quốc tế về việc thải các chất gây ô nhiễm độc hại.
PVC cũng được làm mềm hơn và mềm dẻo hơn với việc bổ sung DEHP - một chất phthalate. Bằng chứng mới gần đây cho rằng DEHP có thể lọc trực tiếp ra khỏi các sản phẩm như ống IV, với các tác động đến các bệnh nhân yếu.
Các hiệp hội y tế và các cơ quan chính phủ ở một số nước hiện nay thừa nhận rằng có những rủi ro, đặc biệt là đối với những bệnh nhân yếu, và ủng hộ thay thế các sản phẩm có chứa PVC và DEHP bằng các chất thay thế.
Khi PVC cháy tạo ra chất dioxin gây ung thư. Cùng với việc thay thế một số loại nhựa với các giải pháp thay thế không gây hại, WHO khuyến nghị tách chất thải tổng hợp khỏi nhiều chất thải bị ô nhiễm trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, để giảm lượng chất thải phải xử lý đặc biệt.
Nhựa làm ô nhiễm them trầm trọng từ thời điểm nó được tạo ra. Phần lớn vật liệu được sử dụng để sản xuất nhựa, như ethylene và propylen, có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Phát thải từ quá trình khai thác, tinh chế nhiên liệu hóa thạch và chế biến chúng thành nhựa có thể tạo ra nhiều khí thải độc hại và tác động xấu lên khí hậu hơn.
Trong số các loại nhựa thường được sử dụng không loại nào tự phân hủy sinh học, do đó, hầu hết trong số chúng theo nghĩa đen tồn tại mãi trong môi trường tự nhiên.
Những tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa đối với cả con người và động vật hoang dã là những vấn đề mà quốc gia được khuyến khích phổ biến tại Hội nghị Môi trường Liên Hợp Quốc vào tháng 12/2017 để tìm ra một giải pháp xử lý rác thải biển và vi sinh vật biển.
Tiếp đà đó, Ngày Môi trường Thế giới vào ngày 5 tháng 6 tập trung vào việc chống lại ô nhiễm nhựa.
Mọi người trên khắp thế giới cam kết hành động chống ô nhiễm nhựa. Bạn có thể tham gia cùng họ tại đây.