Ô nhiễm không khí ngoài trời và sức khỏe con người


Thực trạng

  • Ô nhiễm không khí là mối nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe con người. Bằng cách giảm mức độ ô nhiễm không khí, các quốc gia có thể giảm gánh nặng bệnh tật do đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và cả các bệnh hô hấp mãn tính và cấp tính, bao gồm cả hen suyễn.
  • Mức độ ô nhiễm không khí càng thấp thì sức khỏe tim mạch và hô hấp càng tốt, cả về lâu dài và ngắn hạn.
  • Hướng Dẫn Về Chất Lượng Không Khí của WHO: Cập Nhật Toàn Cầu 2005 cung cấp đánh giá tác động về sức khỏe của ô nhiễm không khí và ngưỡng mức độ ô nhiễm có hại cho sức khỏe.
  • Trong năm 2016, 91% dân số thế giới sống ở những nơi có chất lượng không khí không đáp ứng tiêu chuẩn theo hướng dẫn của WHO.
  • Ô nhiễm không khí ngoài trời ở thành phố và khu vực nông thôn được ước tính gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới trong năm 2016.
  • Khoảng 91% số ca tử vong sớm xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và là nhiều nhất ở các nước WHO trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
  • Các chính sách và đầu tư hỗ trợ phương tiện vận chuyển sạch, các hộ gia đình tiết kiệm năng lượng, các nguồn năng lượng mới, công nghiệp và quản lý chất thải đô thị tốt hơn sẽ giảm thiểu đáng kể các nguồn ô nhiễm không khí ngoài trời.
  • Ngoài ô nhiễm không khí ngoài trời, khói bụi trong nhà cũng là một mối lo ngại về sức khỏe nghiêm trọng cho khoảng 3 tỷ người nấu ăn và sưởi ấm trong nhà bằng nhiên liệu sinh học, dầu hỏa và than đá.


Tổng quan


Ô nhiễm không khí ngoài trời là một vấn nạn về môi trường lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người ở cả những nước có thu nhập thấp, trung bình và cao.

Năm 2016 ước tính ô nhiễm không khí ngoài trời ở cả thành phố và khu vực nông thôn gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm; những ca tử vong này là do tiếp xúc với các hạt bụi nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2,5 micron (PM2.5), gây ra bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.

Những người sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình chịu gánh nặng ô nhiễm không khí ngoài trời với con số 91% (trong số 4,2 triệu ca tử vong sớm) xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và nhiều nhất ở các nước WHO trong khu vực Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Ước tính gần đây nhất phản ánh vai trò đáng kể của ô nhiễm không khí trong việc gây ra các bệnh tim mạch và con số tử vong. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí xung quanh và nguy cơ mắc bệnh tim mạch đang trở nên có sẵn, bao gồm các nghiên cứu từ các khu vực bị ô nhiễm nặng.

WHO ước tính rằng trong năm 2016, khoảng 58% ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời là do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ, trong khi 18% tử vong là do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính và 6% tử vong là do ung thư phổi.

Một số trường hợp tử vong có thể do nhiều yếu tố khác cùng một lúc. Ví dụ, cả hút thuốc và ô nhiễm không khí ngoài trời đều dẫn đến ung thư phổi. Một số ca tử vong do ung thư phổi có thể đã được ngăn chặn bằng cách cải thiện chất lượng không khí xung quanh, hoặc bằng cách giảm hút thuốc lá.

Một đánh giá năm 2013 của Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) của WHO kết luận rằng ô nhiễm không khí ngoài trời gây ung thư cho con người, với phần hợp thành của các hạt vật chất của ô nhiễm không khí liên quan chặt chẽ với tỷ lệ ung thư tăng, đặc biệt là ung thư phổi. Ngoài ra cũng có mối liên hệ nguyên nhân kết quả giữa ô nhiễm không khí ngoài trời và ung thư đường tiết niệu / bàng quang tăng

Giải quyết tất cả các nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm - bao gồm ô nhiễm không khí - là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hầu hết các nguồn ô nhiễm không khí ngoài trời đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân, do vậy vấn đề này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cấp địa phương, quốc gia và khu vực làm việc trong các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, quản lý chất thải, quy hoạch đô thị và nông nghiệp.

Có rất nhiều ví dụ về các chính sách thành công trong giao thông, quy hoạch đô thị, tạo ra nguồn năng lượng mới và công nghiệp làm giảm ô nhiễm không khí:

  • Ngành công nghiệp: công nghệ sạch làm giảm lượng khí thải khói bụi công nghiệp; cải thiện quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp, bao gồm việc thu giữ khí mêtan phát ra từ các khu vực rác thải thay thế cho việc đốt (sử dụng như bi-ô-ga);
  • Năng lượng: đảm bảo tiếp cận với các giải pháp năng lượng sạch trong hộ gia đình với giá cả phải chăng để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng;
  • Vận tải: chuyển sang các phương tiện dùng năng lượng sạch; ưu tiên các phương tiện giao thông đường bộ nhanh, đi bộ và đi xe đạp ở các thành phố cũng như vận chuyển hàng hóa đường sắt và hành khách đường sắt; chuyển sang xe chạy bằng diesel hạng nặng và các loại nhiên liệu và khí thải thấp, bao gồm nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh giảm;
  • Quy hoạch đô thị: nâng cao hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà và làm cho các thành phố xanh hơn, và do đó tiết kiệm năng lượng;
  • Tạo ra năng lượng: tăng cường sử dụng nhiên liệu khí thải thấp và các nguồn năng lượng tái tạo không đốt cháy(như năng lượng mặt trời, gió hoặc thủy điện); kết hợp tạo ra nhiệt và năng lượng, và năng lượng phân tán (ví dụ như lưới mini và tạo ra năng lượng mặt trời trên tầng mái);
  • Quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp: các chiến lược giảm chất thải, phân loại rác thải, tái chế và tái sử dụng hoặc tái xử lý chất thải; cũng như các phương pháp quản lý chất thải sinh học được cải tiến như thu giữ chất thải kỵ khí để sản xuất biogas rất khả thi, chi phí thấp, là giải pháp thay thế cho việc đốt chất thải rắn. Những nơi không thể tránh khỏi việc đốt, thì công nghệ đốt phải có sự kiểm soát phát thải nghiêm ngặt.

Ngoài ô nhiễm không khí ngoài trời, khói bụi trong nhà từ ô nhiễm không khí trong các hộ gia đình là một nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe của khoảng 3 tỷ người nấu ăn và sưởi ấm trong nhà bằng nhiên liệu sinh khối và than đá. Khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm là do ô nhiễm không khí gia đình trong năm 2016, chủ yếu là ở các nước có thu nhập trung bình thấp. Ô nhiễm không khí trong nhà cũng là một nguyên nhân chính làm ô nhiễm không khí ngoài trời ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Hướng Dẫn Về Chất Lượng Không Khí của WHO năm 2005 đưa ra hướng dẫn toàn cầu về ngưỡng và giới hạn cho các chất gây ô nhiễm không khí chính gây ra những rủi ro cho sức khỏe. Hướng dẫn chỉ ra rằng bằng cách giảm các chất dạng hạt (PM10) từ 70 đến 20 microgam trên một mét khối (μg / m), tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí có thể giảm khoảng 15%.

Hướng Dẫn này áp dụng trên toàn thế giới và dựa trên đánh giá của chuyên gia về bằng chứng khoa học hiện đại:

  • Chất dạng hạt (PM)
  • Ozone  (O3)
  • Nitơ Điôxit(NO2)
  • Sunfua Điôxit (SO2).

Xin lưu ý rằng Hướng Dẫn Về Chất Lượng Không Khí của WHO hiện đang được sửa đổi, công bố dự kiến vào năm 2020.

Chất dạng hạt (PM)

Định nghĩa và Nguồn chính

PM là một chất chỉ thị phổ biến về ô nhiễm không khí. Nó ảnh hưởng đến nhiều người hơn bất kỳ chất ô nhiễm nào khác. Các thành phần chính của PM là sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, cacbon đen, bụi khoáng và nước. Nó bao gồm một hỗn hợp phức tạp của các hạt rắn và chất lỏng của các chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng trong không khí. Các hạt có đường kính từ 10 micron trở xuống, (≤ PM10) có thể thâm nhập và đi sâu vào trong phổi, các hạt có hại cho sức khoẻ hơn là những hạt có đường kính 2,5 micron trở xuống, (≤ PM2.5). PM2.5 có thể xuyên qua phổi và xâm nhập vào hệ thống máu. Tiếp xúc lâu dài với các hạt này làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và hô hấp, cũng như ung thư phổi.

Các dụng cụ đo chất lượng không khí theo nồng độ trung bình hàng ngày hoặc hàng năm của các hạt PM10 trên một mét khối không khí (m3). Các dụng cụ đo chất lượng không khí thông thường thường mô tả nồng độ PM về microgram trên mét khối (μg / m3). Các dụng cụ đo chuyên nghiệp có thể đo được nồng độ của các hạt mịn (PM2.5 hoặc nhỏ hơn).

Ảnh hưởng sức khỏe

Việc tiếp xúc với nồng độ cao của các hạt nhỏ (PM10 và PM2.5) có một mối liên hệ định lượng chặt chẽ với sự tăng tỷ lệ tử vong hoặc bệnh tật. Ngược lại, khi nồng độ hạt nhỏ và hạt mịn giảm, tỷ lệ tử vong có liên quan cũng sẽ giảm - giả sử các yếu tố khác vẫn giữ nguyên. Điều này cho phép các nhà hoạch định chính sách dự báo được những cải thiện về sức khỏe dân số nếu các hạt bụi gây ô nhiễm giảm.

Ô nhiễm không khí từ các hạt bụi nhỏ này có tác động đến sức khỏe ngay cả ở nồng độ rất thấp - thực sự không có ngưỡng nào được xác định dưới đây mà không có thiệt hại về sức khỏe. Do đó, giới hạn mà hướng dẫn của WHO 2005 đưa ra nhằm đạt được nồng độ PM thấp nhất có thể.

Giá trị trong Hướng dẫn chất lượng không khí của WHO

-Chất dạng hạt

Giá trị hướng dẫn:

Hạt mịn (PM2.5)

Trung bình 10 μg / m3 hàng năm

Trung bình 25 μg / m3 trong 24 giờ

Chất dạng hạt thô (PM10)

Trung bình 20 μg / m3 hàng năm

Trung bình 50 μg / m3 trong 24 giờ

Ngoài các giá trị hướng dẫn, Hướng Dẫn Về Chất Lượng Không Khí cung cấp các mục tiêu tạm thời cho nồng độ PM10 và PM2.5 nhằm thúc đẩy sự thay đổi dần dần từ nồng độ cao đến thấp hơn.

Nếu các mục tiêu tạm thời này được thực hiện, có thể giảm đáng kể những rủi ro về sức khỏe cấp tính và mãn tính từ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, việc đạt được các giá trị hướng dẫn phải là mục tiêu cuối cùng.

Ảnh hưởng của PM đối với sức khỏe xảy ra ở mức độ tiếp xúc hiện đang tác động đến nhiều người ở cả thành thị và nông thôn và ở cả các nước phát triển và đang phát triển - mặc dù ở nhiều thành phố phát triển nhanh hiện nay, việc tiếp xúc với PM cao hơn nhiều so với ở các thành phố phát triển có kích thước tương đương.

"Hướng Dẫn Chất Lượng Không Khí của WHO" ước tính việc giảm nồng độ hạt bụi trung bình hàng năm (PM2.5) từ mức 35 μg / m3, phổ biến ở nhiều thành phố đang phát triển, theo hướng dẫn của WHO là 10 μg / m3, có thể làm giảm tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí khoảng 15%. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước Liên minh châu Âu, nơi nồng độ PM ở nhiều thành phố tuân theo các mức hướng dẫn, người ta ước tính tuổi thọ trung bình thấp hơn 8,6 tháng so với không tuân theo, bởi sự tiếp xúc với PM do nguyên nhân liên quan đến con người.

Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong nhà và ngoài trời từ việc đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm trên lửa trần hoặc bếp truyền thống để đun nấu, sưởi ấm và chiếu sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.

Có những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe không chỉ từ việc tiếp xúc với PM, mà còn từ việc tiếp xúc với ozone (O3), nitơ điôxit (NO2) và sunfua điôxit (SO2). Cũng như với PM, nồng độ thường cao nhất ở khu vực thành thị của các nước thu nhập thấp và trung bình. Ozone là một nguyên nhân chính gây bệnh hen và tử vong do hen suyễn, trong khi nitơ điôxit và sunfua điôxit cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, các triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi và suy giảm chức năng phổi.

Ozone (O3)

Giá trị hướng dẫn

O3

Trung bình 100 μg / m3 trong 8 giờ

Giới hạn khuyến nghị trong Hướng dẫn chất lượng không khí năm 2005 đã giảm từ mức trước đó là 120 gg / m3 trong các phiên bản trước đó của "Hướng dẫn chất lượng không khí của WHO" dựa trên các mối liên hệ chặt chẽ gần đây giữa tỷ lệ tử vong hàng ngày và nồng độ ozone thấp hơn.

Định nghĩa và nguồn chính

Ozone (được nhắc đến ở đây là ozone ở mặt đất, tránh nhầm lẫn với tầng ôzôn trong khí quyển) là một trong những thành phần chính của sương mù quang hóa. Nó được hình thành do phản ứng của ánh sáng mặt trời (phản ứng quang hóa) với các chất gây ô nhiễm như nitơ oxit (NOx) từ khí thải xe và công nghiệp và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phát ra từ các phương tiện, dung môi và công nghiệp. Do đó, mức độ ô nhiễm do ozone cao nhất xảy ra trong mùa nắng.

nh hưởng sức khỏe

Quá nhiều ozone trong không khí có thể có tác động đáng kể đối với sức khỏe con người. Nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, phát tác các bệnh hen suyễn, suy giảm chức năng phổi và gây các bệnh về phổi.

Nitơ điôxit (NO2)

Giá trị hướng dẫn

NO2

Trung bình 40 μg / m3 hàng năm

Trung bình 200 μg / m3 trong 1 giờ

Giá trị hướng dẫn hiện tại của WHO là 40 gg / m3 (trung bình hàng năm) để bảo vệ sức khỏe của con người khỏi ảnh hưởng của khí này.

Định nghĩa và nguồn chính

NO2 là một chất gây ô nhiễm không khí. Trong thời gian ngắn, nồng độ vượt quá 200 μg / m3, là một loại khí độc gây ra tình trạng viêm đường hô hấp nghiêm trọng.

NO2 là nguồn chính của các bình phun nitrat, là phần chính cấu thành PM2.5, có trong tia cực tím và ozone. Các nguồn phát thải NO2 do con người chủ yếu là quá trình đốt cháy (sưởi ấm, phát điện và động cơ trong xe cộ và tàu).

nh hưởng sức khỏe

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng các triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em mắc hen suyễn gia tăng gắn liền với tiếp xúc thời gian dài với NO2. Suy giảm chức năng phổi cũng liên quan đến nồng độ NO2 hiện tại được đo (hoặc quan sát được) ở các thành phố châu Âu và Bắc Mỹ.

Sunfua điôxit (SO2)

Giá trị hướng dẫn

SO2

Trung bình 20 μg / m3 24 giờ

Trung bình 500 μg / m3 10 phút

Không nên để nồng độ SO2 vượt quá 500 µg / m3 trong thời gian trung bình là 10 phút. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ những người bị hen suyễn có thể thay đổi chức năng phổi và các triệu chứng hô hấp sau một thời gian tiếp xúc với SO2 chỉ trong 10 phút. Các ảnh hưởng đến sức khỏe hiện nay là kết quả của mức SO2 thấp hơn nhiều so với mức trước đây chúng ta từng biết. Do vậy, cần có cơ chế bảo vệ cao hơn. Mặc dù quan hệ nhân quả của các tác động do nồng độ SO2 thấp vẫn còn chưa chắc chắn, giảm nồng độ SO2 chắc chắn sẽ làm giảm tiếp xúc với các chất cùng gây ô nhiễm.

Định nghĩa và nguồn chính

SO2 là một loại khí không màu có mùi hắc. Nó được tạo ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than và dầu) và nấu chảy quặng khoáng có chứa lưu huỳnh. Con người tạo ra SO2 chủ yếu là đốt các nhiên liệu hóa thạch chứa lưu huỳnh để sưởi ấm, phát ra năng lượng và chạy xe có động cơ.

Ảnh hưởng sức khỏe

SO2 có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chức năng của phổi, và gây kích ứng mắt. Viêm đường hô hấp gây ra ho, tiết dịch nhầy, hen suyễn và viêm phế quản mãn tính them trầm trọng và làm cho con người dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Những ca nhập viện vì bệnh tim và tử vong gia tăng vào những ngày có nồng độ SO2 cao hơn. Khi SO2 kết hợp với nước, nó tạo thành axit sulfuric; đây là thành phần chính của mưa axit, là nguyên nhân gây mất rừng.

Đối phó của WHO

Các quốc gia thành viên của WHO gần đây đã thông qua nghị quyết (2015) và một lộ trình (2016) cho sự đối phó toàn cầu với các ảnh hưởng nguy hiểm của ô nhiễm không khí.

WHO là cơ quan giám sát cho 3 chỉ tiêu Mục tiêu Phát triển Bền vững liên quan đến ô nhiễm không khí:

  • 3.9.1 Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí
  • 7.1.2 Tiếp cận nhiên liệu và công nghệ sạch
  • 11.6.2 Chất lượng không khí ở các thành phố.

WHO phát triển và đưa ra các hướng dẫn chất lượng không khí khuyến nghị những giới hạn tiếp xúc với các chất chính gây ô nhiễm không khí (trong nhà và ngoài trời).

WHO tạo ra các đánh giá liên quan đến sức khỏe chi tiết về các loại chất gây ô nhiễm không khí khác nhau, bao gồm các hạt bụi và các hạt cacbon đen và ozone.

WHO đưa ra bằng chứng về ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh cụ thể như bệnh tim mạch và hô hấp, cũng như ước lượng những gánh nặng bệnh tật từ tiếp xúc với ô nhiễm không khí hiện tại, ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.

WHO phát triển các công cụ như AirQ + để đánh giá các tác động đến sức khỏe từ các chất gây ô nhiễm khác nhau, cũng như Công cụ Đánh giá Lợi Ích Sức khỏe (HEAT) để đánh giá các can thiệp đi bộ và đi xe đạp, công cụ Green + để nâng cao tầm quan trọng của không gian xanh và sức khỏe, Công cụ Đánh giá Sức Khỏe và Giao thông Bền vững (STHAT) và Công cụ mô hình tác động đến sức khỏe và vận tải tích hợp (ITHIM).

WHO đang phát triển Bộ công cụ Giải pháp Năng lượng Hộ gia đình (CHEST) để cung cấp cho các quốc gia và các chương trình các công cụ cần thiết để tạo ra hoặc đánh giá chính sách mở rộng việc tiếp cận và sử dụng năng lượng sạch trong hộ gia đình, điều này đặc biệt quan trọng bởi vì các chất gây ô nhiễm phát tán trong và xung quanh hộ gia đình ô nhiễm) đóng góp đáng kể vào ô nhiễm môi trường ngoài trời. Các công cụ CHEST bao gồm các mô-đun đánh giá nhu cầu, hướng dẫn về tiêu chuẩn và thử nghiệm cho các thiết bị năng lượng trong hộ gia đình, giám sát và đánh giá, và các tài liệu để trao quyền cho ngành y tế để giải quyết ô nhiễm không khí trong nhà.

WHO hỗ trợ các nước thành viên chia sẻ thông tin về các phương pháp tiếp cận đã thành công, về phương pháp đánh giá mứa độ tiếp xúc và giám sát tác động của ô nhiễm đối với sức khỏe.

WHO đang dẫn đầu Nhóm Công Tác Chung về Các Khía Cạnh Sức Khỏe Của Ô Nhiễm Không Khí trong Công Ước về Ô Nhiễm Không Khí Xuyên Biên Giới tầm xa để đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và cung cấp các tài liệu hỗ trợ.

 WHO đồng tài trợ Chương trình Sức khỏe và Môi trường Giao thông Châu Âu (PEP), đã xây dựng một mô hình hợp tác trong khu vực, hợp tác giữa các nước thành viên và giữa các ngành để giảm thiểu ô nhiễm không khí và các tác động sức khỏe khác trong ngành vận tải cũng như các công cụ để đánh giá các lợi ích sức khỏe của các biện pháp giảm thiểu đó.

Trả lời